Góc đặt bánh xe bị sai lệch chủ yếu có nguyên nhân là sự mài mòn của các chi tiết máy sau thời gian dài vận hành. Ngoài ra, khi bạn thường xuyên di chuyển trên những cung đường gồ ghề đất đá hay chỉ cần sau 1 vụ va chạm nhỏ cũng có thể khiến góc đặt bánh xe bị sai lệch.
Các góc đặt bánh xe cần chú ý
1. Độ chụm bánh xe (Toe)
Độ chụm bánh xe Toe là khoảng cách giữa hai má lốp đo từ phía trước và khoảng cách hai má lốp đo từ phía sau. Nhà sản xuất ô tô trước khi xuất xưởng ra thị trường sẽ chỉnh độ chụm bánh xe bằng 0, tức là 2 bánh xe phải song song với nhau. Toe-in (độ chụm dương) là khoảng cách giữa hai má lốp ở phía trước ngắn hơn so với khoảng cách hai má lốp ở phía sau, Toe-out (độ chụm âm) thì ngược lại với Toe – in.
Tóm lại dù là độ chụm âm hay dương thì đều gây hại cho xe.
2. Góc Camber
Góc tiếp xúc giữa bánh xe với mặt đường khi nhìn từ phía trước được gọi là góc Camber. Góc này bằng 0 khi bánh xe nằm vuông góc với mặt đường. Góc Camber dương khi ngả ra ngoài và âm khi ngả vào trong. Camber là góc có đơn vị tính là độ và phút.
Không để góc Camber khác 0 bởi sẽ gây hại cho xe khi di chuyển nhất là trong những điều kiện đường xá trơn trượt.
3. Góc Caster
Góc Caster là khoảng cách giữa trục dọc của bánh xe và trục lái. Nếu bánh xe lệch về phía trước hoặc phía sau thì sẽ có cảm giác nhao lái khi xe chạy nhanh. Góc Caster bình thường khi hệ thống giảm xóc làm tốt chức năng của mình.
Kiểm tra độ chụm bánh xe tại nhà
Để biết chắc chắn góc đặt bánh xe có bị sai lệch hay không bạn có thể tự kiểm tra tại nhà bằng những cách đơn giản, với những dụng cụ hàng ngày. Trước tiên, hãy bơm lốp đúng theo áp suất yêu cầu của nhà sản xuất. Chọn 1 nơi đỗ xe cố định và giữ chặt vô lăng. Đẩy xe cho di chuyển tự nhiên lên vài mét và để tự dừng lại. Bạn sử dụng 1 sợi dây dài để thực hiện việc kiểm tra độ chụm bánh xe bằng cách chăng dậy ngang phía dưới của lốp, dùng phấn màu đánh dấu và ghi lại các điểm tiếp xúc với má ngoài của lốp trên dây.
Thực hiện tương tự với lốp phía sau, tổng hợp lai các điểm đã đánh dấu, nếu các điểm trùng nhau nghĩa là góc đặt bánh xe vẫn an toàn, còn lệch nhau tức là bánh xe đã bị sai lệch.
Kiểm tra góc Camber
Sử dụng 1 thước vuông góc lớn có chiều cao bằng chiều cao của lốp xe (cũng có thể chế bằng một tấm bìa cứng).
Đặt thước vuông góc với lốp xe sao cho cạnh góc vuông ngắn song song với mặt đất, cạnh góc vuông dài nhất chạm vào thành lốp. Chú ý khe hở giữa thước và lốp, đo và ghi chú lại khoảng cách này.
Góc camber dương nếu khe hở nằm ở phần dưới, góc camber âm nếu khe hở nằm ở trên. Đo con số ở cả 2 bánh để biết được góc camber có bị sai lệch quá nhiều hay không.
Khi đã có các thông số , bạn có thể nhìn ra được bánh xe của mình có đang bị sai lệch hay không, từ đó đưa ra nhận xét và hướng đưa xe đến gara sớm nhất để căn chỉnh lại góc đặt bánh xe kịp thời.
Bài viết liên quan: Thiết bị kiểm định ô tô là gì?